“Toàn bộ bí mật để chiến thắng trên thị trường cổ phiếu là cố gắng thua ít nhất có thể khi bạn sai.”
– Willam O’Neil –
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
1. Bài học cắt lỗ
2. IMP – QUÝ 4 TĂNG LÃI MẠNH, IMEXPHARM LẬP KỶ LỤC LỢI NHUẬN 3 NĂM LIÊN TIẾP
1. BÀI HỌC CẮT LỖ
Cắt lỗ là bài học sơ đẳng đối với bất kỳ NĐT nào khi mới “chân ướt chân ráo” tham gia TTCK. Nhưng thực tế, không phải NĐT nào cũng thuộc bài.
Khi quyết định mua vào cổ phiếu, NĐT đặt niềm tin là cổ phiếu đó sẽ tăng giá. Niềm tin này có thể đến từ việc nhận được thông tin nội bộ, nghe lời khuyên của chuyên gia hoặc bạn bè hay tự phân tích. Tự tin thường là tốt, nhưng nếu tự tin thái quá không chấp nhận sai lầm cũng chưa hẳn đã hay. Một hiện tượng tâm lý thường xảy ra, khi giá cổ phiếu quay đầu giảm 5%, NĐT kỳ vọng đây chỉ là “điều chỉnh kỹ thuật”; khi giảm hơn hơn 20%, họ cho rằng đây đã là đáy; khi giảm 50%, họ nghĩ sẽ đầu tư dài hạn; khi giảm 70%, họ buông xuôi hoặc vội vàng cắt lỗ.
Có lẽ NĐT đã không phải ngậm ngùi nhìn tài sản của mình hốc hơi hơn 20 – 50% trong những năm qua nếu họ thuộc bài học cắt lỗ.
Nhiều chuyên gia cho rằng 10% là mức hợp lý để cắt giảm thua lỗ với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. William O’Neil khuyên bạn nên cắt giảm mọi thua lỗ ở mức 8% so với giá mua ban đầu.
Tại sao lại là 8%? Với mức lỗ 8%, bạn sẽ luôn sống sót trong các lần đầu tư tiếp theo, hai lần lỗ nhưng chỉ cần 1 lần lãi 20% là bạn đã cứu được khoản đầu tư của mình. Ngoài ra, cắt lỗ cũng giúp bạn giải tỏa tâm lý và giảm bớt áp lực.
Đừng bao giờ tranh cãi với thị trường, sức khỏe và đầu óc thanh thản luôn luôn quan trọng hơn bất kỳ cổ phiếu nào khác . Luôn giới hạn tỷ lệ thua lỗ tối đa 8%, không có ngoại lệ nào, không do dự.
Mở rộng:
Có 2 góc nhìn về mức cắt lỗ:
- Cắt lỗ 8-10% so với giá mua, hoặc
- Cắt lỗ 8-10% giá trị vốn đầu tư
Cá nhân mình sử dụng phương án thứ 2 là cắt lỗ 8-10% giá trị vốn đầu tư. Ví dụ nếu muốn mua 1 tỷ SSI, ta sẽ chấp nhận nếu sai chỉ mất 80-100 triệu, không có ngoại lệ. Điều này giúp chúng ta có thể linh hoạt trong vấn đề quản lý vốn. Cổ phiếu có thể giảm 15% hoặc thậm chí 20%, nhưng nếu chia vốn ra 3-5 phần để mua gom dần dần thì mức tổn thất tạm thời chỉ khoảng 5-7% mà thôi. Và điều này giúp chúng ta có thể tiếp tục mua gom vùng giá thấp và giữ cho tâm lý ổn định, tỉnh táo trước những đợt sụt giảm của thị trường chứng khoán.
Cắt lỗ là vấn đề “tâm lý”
Cắt lỗ luôn là vấn đề của tâm lý chứ không phải của lý trí. Ai cũng biết cắt lỗ sớm thì thua lỗ ít và dễ gỡ gạc lại. Cắt lỗ 5% chỉ cần mức lãi 6% để hòa vốn. Cắt lỗ 10% chỉ cần mức lãi 11% để hòa vốn. Nhưng lỗ 20% thì cần 25%, lỗ 50% thì cần 100% lãi để gỡ lại.
Ai cũng biết nhưng mấy ai cắt lỗ? Bởi vì cắt lỗ – với các NĐT trung bình – đồng nghĩa với việc thừa nhận họ đang làm sai. Họ muốn đúng. Và từ đó nảy sinh hy vọng và các niềm tin mù quáng về tương lai. Nếu đang nắm giữ cổ phiếu, mọi NĐT trung bình yếu đều không nhìn ra được những điều mà thị trường và cổ phiếu đang muốn nói với họ. Mặc cho thị trường liên tục phát ra tín hiệu rủi ro, cổ phiếu đang biểu hiện sự yếu đuối trong xu hướng tăng… NĐT trung bình yếu chỉ có một suy nghĩ “khi nào hoà vốn rồi bán”, hoặc “lãi rồi mới bán”.
Đối với các NĐT thành công, quản trị rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vì họ hiểu rằng ngay cả khi 9 lần đầu tư thành công nhưng chỉ cần lần thứ 10 quản trị rủi ro kém có thể khiến họ mất hết cả lợi nhuận của quá trình trước đó. Do đó, cắt lỗ luôn là một phần trong kế hoạch của họ. Nếu vi phạm mức cắt lỗ mà không hành động, nghĩa là đang làm sai. Tư duy này trái ngược hoàn toàn với những NĐT trung bình yếu.
NĐT thành công nào cũng đều đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu và luôn làm chủ được “kỹ năng” cắt lỗ nhanh chóng và không để lại vết thương lòng.
2. IMP – QUÝ 4 TĂNG LÃI MẠNH, IMEXPHARM LẬP KỶ LỤC LỢI NHUẬN 3 NĂM LIÊN TIẾP

Cùng nhịp với thị trường chứng khoán trong hai năm qua, IMP đạt mức tăng giá tương đối tốt từ tháng 4.2023 – 9.2024 khi tăng +190%. Giai đoạn này rất nhiều cổ phiếu có mức tăng cao như vậy, câu hỏi đặt ra bây giờ là cổ phiếu nào có khả năng duy trì thành tích tăng giá như vậy trong năm 2025 và 2026.

KHUYẾN NGHỊ VÀ GÓC NHÌN KỸ THUẬT
Cổ phiếu duy trì đà tăng trong hai năm qua, hiện tại đang thiết lập một nền giá lớn từ tháng 9.2024 đến nay, biên độ thu hẹp dần.
Khối lượng giao dịch đang rất tích cực khi các tuần tăng giá với khối lượng cao và tuần giảm với khối lượng thấp. Thể hiện lực mua đang có phần áp đảo lực bán trong nền giá hiện tại.
Đặc điểm chung của các cổ phiếu mạnh là giá nằm trên đường xu hướng MA10 tuần và MA40 tuần. Cổ phiếu bước vào đà bùng nổ sau khi thiết lập xong nền giá và bám MA10 đi lên. Hiện tại IMP đang cho tín hiệu bám MA10 tuần.
Để đánh giá IMP vào đà tăng giá, cần một tuần IMP đóng cửa trên giá 50.

CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 12 THÁNG
CTCP Dược phẩm Imexpharm lập kỷ lục lợi nhuận trong quý 4/2024. Nhờ vậy, Doanh nghiệp có năm lãi cao nhất lịch sử, cũng là năm thứ 3 liên tiếp phá kỷ lục.
Trong quý 4, doanh thu của Imexpharm tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 652 tỷ đồng. Ngược lại, giá vốn giảm 4%, giúp Doanh nghiệp lãi gộp 266 tỷ đồng, tăng trưởng 29%. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 34% lên gần 41%.
Các chỉ tiêu khác gây tác động không đáng kể. Sau cùng, Doanh nghiệp lãi sau thuế 121 tỷ đồng, tăng trưởng 67%, là quý đạt lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Doanh nghiệp cho biết doanh thu tăng do Công ty mở rộng danh mục sản phẩm bán ra; đồng thời, chi phí bán hàng, quản lý được xử lý hiệu quả hơn.
Quý 4 tăng lãi mạnh cũng giúp kết quả lũy kế của Imexpharm rực sáng. Sau 12 tháng, Doanh nghiệp đạt hơn 2.2 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 11% so với năm trước; lãi sau thuế 321 tỷ đồng, tăng 7%, là mức lãi cao nhất lịch sử Doanh nghiệp. Đáng chú ý, đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Imexpharm phá kỷ lục lợi nhuận, sau năm 2022 và 2023.

TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP
Tiếp tục đà tăng trưởng từ các kênh bệnh viện, thuốc tiêm kháng sinh, doanh số bán hàng tại miền Bắc…IMP đã vươn lên vị thế top 3 kênh bệnh viện với 2,3% thị phần, chỉ đứng sau 2 công ty đa quốc gia (AstraZeneca & Roche). Công ty cũng sở hữu danh mục thuốc tiêm đa dạng, ít bị cạnh tranh hơn so với các dạng bào chế khác. Thuốc tiêm kháng sinh Moxifloxacin mới nhất của công ty hiện đang nằm trong top 3 thuốc mới bán chạy nhất tại Việt Nam trong 12 tháng qua, và nhà máy IMP4 mới đã có đủ đơn hàng cho đến cuối năm. Sản phẩm của nhà máy mới hiện chiếm 6% tổng doanh thu của IMP (từ 2% trong năm 2023). Hơn nữa, công ty đang mở rộng ra khu vực miền Bắc, nơi IMP hiện có khoảng 14.000 khách hàng bán lẻ, và chỉ khoảng 20 khách hàng bệnh viện tại đây.
…và hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ kênh đấu thầu bệnh viện công: Bộ Y tế (MoH) gần đây đã ban hành Thông tư 03 & 07/2027 (TT03&07/2024/TT-BYT) cung cấp danh mục 93 loại thuốc, có hiệu lực từ ngày
17/05/2024. 93 loại thuốc này phải được sản xuất bởi ít nhất 3 hãng sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP, và đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, chất lượng, giá cả, và khả năng cung ứng. Thuốc nhập khẩu sẽ không được phép chào thầu bệnh viện công với các loại thuốc này. Những công ty có dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP như IMP sẽ được ưu tiên bởi các chính sách này. IMP hiện có 12 SKU đủ điều kiện trong danh sách, giúp giảm bớt cạnh tranh cho các sản phẩm này trong tương lai.
Giá trị hợp đồng đấu thầu bệnh viện công từ T1-T5/2024 – Nhóm 1 & 2 phần lớn thuộc về các loại thuốc nhập khẩu đạt chuẩn EU – GMP

Kế hoạch mở rộng mạnh mẽ trong 5 năm tới. Công ty đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 10-15% trên thị trường thuốc không kê đơn với ít nhất 100 sản phẩm mới, và tăng trưởng 20%-30% trên thị trường thuốc kê đơn với gấp đôi số lượng khách hàng. Về mặt sản xuất, IMP kỳ vọng tối đa công suất của cả 4 nhà máy bằng cách thêm những hợp đồng sản xuất gia công và hợp đồng xuất khẩu. Trong dài hạn, IMP đã công bố sẽ hợp tác với công ty Hàn Quốc SK Plasma và Genuone Sciences để sản xuất những danh mục thuốc mới (ngoài danh mục thuốc kháng sinh), như thuốc tim mạch và tiểu đường. Những loại thuốc mới này có khả năng sẽ được sản xuất tại nhà máy IMP5, một dự án hiện công ty đang lên kế hoạch khả thi.
Quý 3.2024, IMP sau khi tách cổ phiếu tỷ lệ 1:1, số lượng cổ phiếu của IMP đã tăng từ 77 triệu lên 154 triệu cổ phiếu. Điều này sẽ đưa IMP lên là công ty dược phẩm niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất, cũng như cải thiện tính thanh khoản của công ty. Các cổ đông chính của IMP là Tập đoàn SK (64,8%) và Tổng công ty Dược Việt Nam (22%).
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Với ngành chăm sóc sức khỏe, các nhà sản xuất trong nước dự kiến sẽ gia tăng thị phần từ thuốc nhập khẩu nhờ được hỗ trợ bởi sửa đổi về luật. Tuy nhiên, tôi dự đoán chi tiêu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng chưa khởi sắc cho đến hết năm 2024 và sẽ bắt đầu phục hồi vào Q1/2025.
Trong dài hạn, là một trong những nhà sản xuất trong nước sở hữu nhiều nhà máy đạt chuẩn EU GMP nhất, triển vọng của IMP rất tích cực với lợi thế của người tiên phong. Trong khi chúng tôi chờ xem danh sách của Bộ Y tế có thể mở rộng với tốc độc như nào và IMP có thể nhanh chóng tăng cường sản xuất hay không, chúng tôi đặt kỳ vọng IMP sẽ cải thiện biên lợi nhuận với việc tăng sản xuất các sản phẩm có biên lợi nhuận cao.
- Triển vọng ngắn hạn: kỳ vọng mức tăng trưởng LNTT trong 2025 đạt 20% svck nhờ nhà máy IMP4 tăng cường sản xuất và chi tiêu chăm sóc sức khỏe phục hồi nhẹ.
- Triển vọng dài hạn: kỳ vọng LNST sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16% trong 5 năm tới. Với việc tăng sản xuất các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, IMP có thể cải thiện biên lợi nhuận nhiều hơn nữa.
- Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Nhu cầu thuốc yếu hơn ở cả 2 kênh bệnh viện và bán lẻ.
KHUYẾN NGHỊ
Vùng mua kéo dài từ 43.5-50 – đây là biên độ biến động thu hẹp của cổ phiếu, hãy chia vốn ra 3-5 phần và mua gom. Cổ phiếu sẽ xác nhận bước vào xu hướng chạy đà khi vượt 50 với khối lượng trên 500,000 CP/phiên.
Vùng bán dừng lỗ quản trị rủi ro: giá đóng cửa dưới 41. Khi giá đóng cửa dưới vùng giá này, cổ phiếu có thể đã bước và xu hướng giảm và dừng rơi tại 32-33, tương đương giảm -20%. Do đó hãy bảo vệ tài khoản và tâm lý bằng hành động dừng lỗ.
Mục tiêu chốt lãi: 60-65, tương đương 25%.
