Báo cáo kinh doanh Q4.2024 của Berkshire Hathaway vừa được công bố vào thứ bảy tuần trước cho thấy rằng tập đoàn này hiện đang có số dư tiền mặt kỷ lục là 334 tỷ đô.

Đáng chú ý, số dư tiền mặt đã tăng gấp đôi trong vòng 12 tháng vừa qua.
Trong đó 287 tỷ đô mua Tín phiếu kho bạc Mỹ. Nhiều hơn khoảng 90 tỷ đô Tín phiếu mà Cục dự trữ liên bang đang nắm giữ.
Kết quả là, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản chạm mức 29%, cũng là mức cao nhất trong lịch sử. Vượt qua cả giai đoạn đỉnh vào năm 2005, vài năm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2009.

Hơn thế nữa, Berkshire Hathaway đã bán ròng nhiều cổ phiếu trong 9 quý liên tiếp vừa qua.

Tuy nhiên, chắc chắc thì công ty vẫn đang sở hữu rất nhiều cổ phiếu.
Thêm vào đó, Nhà tiên tri xứ Omaha đã không mua lại cổ phiếu của mình trong suốt 2 quý liên tiếp. Điều mà ông đã thực hiện một cách mạnh mẽ vào giai đoạn 2020-2021.

Tại sao? Vì Warren Buffet chỉ mua lại cổ phiếu của mình khi ngài tin rằng cổ phiếu đang được bán ở giá dưới giá trị thực. Điều này thể hiện rằng thị trường và cổ phiếu của chính Berkshire đang cao hơn giá trị thực nhiều.
Trong thư thường niên gửi cho cổ đông, Buffet cũng nói rằng ông ấy sẽ “không ưa thích nắm giữ tiền hoặc tài sản tương đương tiền hơn là nắm giữ các doanh nghiệp tốt” và “không có gì trông quá hấp dẫn thường xuyên, và rất hiếm khi chúng ta thấy mình chìm sâu trong các cơ hội”.
Đây là lý do vì sao toàn bộ cổ phiếu Mỹ đang bị định giá quá cao với ông.
Chúng ta có quyền tin vào điều đó hoặc không nhưng số liệu hiệu suất đầu tư của ông với thị trường chứng khoán Mỹ nói lên tất cả.

Ở biểu đồ đường như bên dưới, chúng ta sẽ càng ấn tượng hơn.

Tóm tắt:
Warrent Buffet đã bán ròng nhiều cổ phiếu trong vòng 9 quý liên tiếp;
- Đạt kỷ lục tiền mặt lên đến 334 tỷ đô
- Tỷ lệ tiền mặt trên tài sản chạm kỷ lục 29%, thậm chí vượt qua cả đỉnh 2005;
- Ông ấy đã không mua lại cổ phiếu của mình trong 2 quý liên tiếp;
- Hiệu suất đầu tư của Warrent khi so sánh với SP500 vẫn luôn ấn tượng.